Tin tức

NÊN CHỌN MÔN GÌ ĐỂ HỌC Ở KHÓA A LEVEL?

Chọn môn học cho khóa A level

A Level là một khóa học mà học sinh Việt Nam thường lựa chọn khi du học Anh ở lứa tuổi 16, 17. Đây cũng là một chứng chỉ được chấp nhập phổ biến nhất tại Vương quốc Anh cho đầu vào đại học. Lựa chọn môn học từ khi bắt đầu vào khóa A-level là một quyết định quan trọng đầu tiên trên con đường định hướng sự nghiệp cho cuộc đời của bạn. Hãy xem những gợi ý của chúng tôi để chắc chắn rằng bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

Một khóa A-level bạn chọn sẽ không chỉ quyết định về chuyên ngành bạn học trong vòng hai năm, mà sẽ còn là bước đệm để bạn tiến tới cấp học cao hơn và những cơ hội nghề nghiệp cho cuộc đời sau này. Một vài người có thể đã xác định sẵn chuyên ngành mà họ muốn theo đuổi trước khi bước vào bậc đại học. Nếu bạn thuộc số đó, hãy tham khảo UCAS website và trang web của các trường đại học để có được lời khuyên cho chuyên ngành A-level mà bạn mong muốn cũng như các ngành nghề liên quan sau khi ra trường.

Nhưng cũng đừng quá lo lắng nếu như bạn chưa có một sự lựa chọn rõ ràng về những điều mình muốn làm trong vòng 10 hoặc thậm chí là 2 năm tới. Mặc dù phạm vi sự lựa chọn trong khóa A-level rất đa dạng, nhưng hãy lưu ý trong quá trình ra quyết định, bạn nên đưa ra những lựa chọn mở cho tương lai.

Nên lựa chọn những môn mình đã biết hay những môn mới?

Tại các trường tư thục và cao đẳng có nhiều môn học để bạn lựa chọn cho chương trình A-level, bao gồm những môn như tiếng Anh, Toán, và Địa lý, bên cạnh đó còn có các môn như Kinh doanh, Nhiếp ảnh, hay Tâm lý học, đây chỉ là một vài ví dụ.

Tuy nhiên kể cả đó là môn bạn đã học hay là những môn mới, bạn đều cần có sự tìm hiểu trước. Một lời khuyên cho bạn là hãy chọn học ít nhất một môn mà mình đã yêu thích từ trước, nhưng hãy nhớ rằng tham gia khóa học A-level sẽ khó hơn nhiều so với bậc trung học.

Trong trường hợp với những môn học hoàn toàn mới, hãy chắc chắn rằng bạn đã biết trước tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến môn học. Ví dụ chuyên ngành về kinh tế nghe có thể thú vị, nhưng nếu bạn đã từng vật lộn với môn toán từ Trung học Phổ thông thì lựa chọn đó có thể sẽ không phù hợp với bạn.

Môn “cứng” và môn “mềm” ở khoá A-level là gì?

Môn “cứng” và môn “mềm” không hẳn là thuật ngữ chính thức, nhưng khi mọi người nói về chúng, môn “cứng” thường có nghĩa là những môn học truyền thống lí thuyết như là:  

  • Toán học
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Lịch sử
  • Tiếng Anh
  • Vật lý
  • và các loại ngôn ngữ hiện đại. 

Môn “mềm” là những môn học mới mang tính hướng nghiệp như: 

  • Truyền thông
  • Kinh doanh
  • Nghệ thuật và thiết kế
  • Khoa học thể thao
  • Du lịch
  • Kế toán
  • Công nghệ thông tin.

Những môn học nào được đánh giá cao hơn trong các trường đại học? 

Mặc dù mọi trường đại học đều có những yêu cầu đầu vào các khóa học khác nhau, hầu hết những trường đại học hàng đầu muốn sinh viên có ít nhất một môn “cứng” A-level, như là môn tiếng Anh, toán học hay một môn khoa học, dù là khóa học nào học sinh đó tham gia. Những môn học này còn được gọi là những môn “phương tiện”, vì các môn học này trang bị những kĩ năng rộng có ích cho nhiều khóa học được cấp bằng, chứ không phải là những kiến thức chuyên môn của một môn học mang tính hướng nghiệp. 

Điều này không có nghĩa là bạn không nên học môn “mềm” nào, chỉ là cách lựa chọn đan xen giữa môn ‘cứng’ và ‘mềm’ giúp bạn có một sự cân bằng tốt. Ví dụ, một người muốn học chuyên ngành kinh doanh ở trường đại học đã được học những môn như Kinh tế, tiếng Anh, và tiếng Pháp ở khóa A-level sẽ có nhiều cơ hội được nhận vào khóa học về Kinh tế hơn so với những người đã học môn Kinh tế, Kế toán, và Truyền thông từ trước. Họ cũng sẽ có nhiều cơ hội được vào các ngành khác như Luật, hay Chính trị nếu sau này đổi ý.

Nên lưu ý rằng yêu cầu về môn học của các trường đại học có thể khác nhau dù cùng một khóa cử nhân. Danh sách dưới đây mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo các kiến thức giới thiệu về khóa đại học và về các trường mà bạn đã chọn để biết về môn học mà họ yêu cầu cụ thể.